Blog Sư phạm Vĩnh Long

Thông báo họp mặt 2018


HỌP MẶT GIA ĐÌNH SPVL 2018
Bạn Nguyên BLL vừa phone cho hay vào 09 giờ sáng ngày 4/11/2018 cung thỉnh quý sư huynh đệ đồng môn SPVL về trường họp mặt thường niên.
(tại điểm ngày ấy: 75 Nguyễn Huệ VL. Có thông báo trên THVL)
Kính báo.

Nhớ về Sư phạm Vĩnh Long xưa

Thư từ, tài liệu, bài viết... xin gởi về suphamvinhlong@gmail.com hoặc lkluong5@yahoo.com
 
  子 不 學
  非 所 宜
  幼 不 學
  老 何 爲
  玉 不 琢
   不 成 器
  人 不 學
   不 知 理
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhywcm5ZVKWOX0uqANourv68dQH-33iTNMjCmX6MnPLdtvInt9N1zb8sV7y0rMXU6awYrxIPP8Ext_SG2gxG1A3MpjUcC5MifBEUR4zwKRDlrggdovC7rH3orcJEe-V_fG3a-mgww_7fjwJ/s512/spvl_LSHQ.jpg
 
Lương Sư Hưng Quốc



Tóm tắt lịch sử trường Sư Phạm Vĩnh Long
Trường Sư phạm Quốc gia Vĩnh Long đã hình thành từ năm 1958.
Lớp đầu tiên khai giảng tháng 8/58 với 50 giáo sinh và đặt tạm thời tại phòng Khánh tiết trường Nguyễn Thông (sau là Tống Phước Hiệp) - Giáo sinh được đào tạo 1 năm theo ngạch Giáo Viên Tiểu Học -
Năm 1960 dời cơ sở về số 75 đường Nguyễn Huệ (cơ sở của trường Cao Đẳng Sư Phạm hiện nay). Ngân sách ngoại viện với số tiền là 18.019.000 $, năm 1962 hoàn thành cùng lúc và cùng bảng vẻ với trường Sư phạm Quy Nhơn.
Năm 1962 khai giảng khóa I Giáo Học Bổ Túc - Giáo sinh vào học 2 năm và phải có Tú Tài phần I trở lên, cơ sở gồm một văn phòng một dải lớp học trệt+2 tầng, một hội trường lớn, phòng thí nghiệm, sư phạm thực hành trệt+2 tầng, 2 nội trú trệt+2 tầng... đủ sức cho hơn 1200 giáo sinh ( mỗi khóa khoảng 600) học, ăn ở và khoảng 300 học sinh trường Sư phạm Thực Hành (mỗi lớp khoảng 20 hs).
Trường nhận giáo sinh từ khắp nơi trong nước và nhiệm sở bổ nhiệm là khắp cả miền Tây. Điều kiện nhập học cho giáo sinh là người Dân tộc có ưu đãi hơn.
Năm 1962 cũng là khóa cuối của ngạch Giáo Viên Tiểu Học.
Đây là một trường sư phạm có quy mô lớn nhất miền Nam lúc bấy giờ, hơn cả trường Sư Phạm Quốc gia Sài Gòn, một khuôn với trường Sư phạm Quốc Gia Quy Nhơn.
Sau đó kế tiếp là các khóa 2,3, 4 ... đến năm 1973 khóa 12 muốn vào học phải có Tú Tài phần II trở lên, năm này có mở thêm lớp mẫu giáo ( chỉ tuyển giáo sinh nữ ). cũng năm này trường cất thêm 2 nhà ăn tập thể ở phía sau 2 nội trú.
Năm 1975 khóa 12 và 13 cùng ra trường một lượt.cũng là khóa cuối cùng của ngạch Giáo Học Bổ Túc.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi1pInyswVmSdiUjx7hjqebD6iiuyfvcNQ4mPjKpTgQ49kjC5jlB5nJaAberEd9JZy4i23tYdalvWsnxH8nABT6QvmObKi0xgiCF5fymSvFBRdm6I7vgHm6qhGUg9603SecjrMomrryJ-gQ/s640/LOGO3550.jpg
 
Trường Sư phạm sau năm 1975 bị trưng dụng làm trường Thiếu Sinh Quân . Sư Phạm Thực hành và khu Ký túc xá nam (cạnh sân vận động) Thành lập trường Lương thực - thực phẩm 3. Đến năm 1977 trường TSQ dời về Long Hồ trả cơ sở thành lập lại trường Trung học Sư phạm Cửu Long (đào tạo giáo viên Tiểu học - hồi đó gọi là cấp 1).
Đến năm 1992, sau nhiều lần khiếu nại đòi lại cơ sở vật chất, Bộ giáo dục trả lại cơ sở Lương thực - thực phẩm cho Trung học SP. (trở lại như xưa) Cũng năm đó, trường xin thành lập lại trường Tiểu học Sư phạm Thực hành (cơ sở trường thực hành SP cũ).

Năm 1995, Bộ cho xây thêm hai dãy lớp học 5phòng x 3 và 4 phòng x3. Chưa xây xong thì Bộ ra quyết định nhập trường CĐSP vào THSP và lấy tên là CĐSP. (hai trường chung Ban Giám hiệu nhưng cơ sở ở hai nơi).

Năm 1996, Trường CĐSP dời toàn bộ về 75 Nguyễn Huệ và từ đó đến nay đào tạo chính qui hệ Cao Đẳng Trung học cơ sở (ra trường dạy cấp 2), Cao đẳng Tiểu học (ra trường dạy cấp 1 và Trung cấp Mầm non (ra trường dạy mẫu giáo).

Từ năm 2008, trường mở thêm hệ CĐ Ngoài sư phạm (các lớp Việt Nam học, Thư ký văn phòng, Quản trị văn phòng, Tiếng anh Thương mại du lịch...) đồng thời hợp tác với Đại học Sư phạm 1 Hà Nội và Đại học Đồng Tháp mở thêm các lớp liên thông Đại học (nâng cấp giáo viên cấp 2 lên cử nhân Đại học để dạy cấp 3 - Phổ thông Trung Học).

Lịch sử trường được tổng kết lại sau ngày 03/11/2011. Nếu có điều sai sót kính xin thầy cô và sư huynh đệ góp ý thêm.
 
Những vị Hiệu Trưởng từ năm 1958 - 1975.
. Ông Lý Chánh Đức
. Ông Bửu Trí
. Ông Trần Ngọc Thái
. Ông Lâm Phi Điểu
. Ông Phan Công Minh
. Ông Nguyễn Văn Lượm


 
子 不 學 Tử bất học (Con trẻ mà không chịu học)
非 所 宜
Phi sở nghi (Không biết được lễ nghi cư xử)
幼 不 學
Ấu bất học (Lúc nhỏ mà không học)
老 何 爲
Lão hà vi (Già chẳng biết làm gì)
玉 不 琢
Ngọc bất trác (Ngọc mà không mài dũa)
不 成 器
Bất thành khí (Không thể trở thành đồ trang sức quý hiếm)
人 不 學
Nhân bất học (Con người mà không chịu học)
不 知 理
Bất tri lý (Sẽ không hiểu được đạo lý)





BỔ TÚC SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TRƯỜNG SƯ PHẠM VĨNH LONG TỪ NĂM 1962 ĐẾN NAY.

  • Năm 1962 Ngôi Trường SPVL được khánh thành. Bắt đầu từ năm 1962, trường mở khoá Giáo Học Bổ Túc đầu tiên đào tạo trong 2 năm tức Khoá 1 niên khoá 62-64. Điều kiện dự thi phải có Tú Tài 1 trở lên. Cũng trong năm học 62-63 còn có khoá cuối cùng của hệ một năm.
  • Đến năm 1972, muốn thi vào Trường SPVL, thí sinh phải có bằng Tú Tài Toàn Phần (bỏ kỳ thi tú tài 1). Năm 1975 có hai khoá cùng ra trường, đó là khoá 12 NK 1973-1975 và khoá 13 NK 1974-1975 (có lẽ do tình hình lúc bấy giờ nên khoá 13 tốt nghiệp sớm 1 năm?). Như vậy Khoá 12 và khoá 13 là hai khoá cuối cùng của Giáo Học Bổ Túc.
  • Bắt đầu năm 1975 Trường được sửa tên: Trường Trung Học Sư Phạm Vĩnh Long, nhận học viên có Chứng chỉ lớp 9 trở lên và được đào tạo trong 1 năm.
  • Năm 1976 , Trường Cao Đẳng SP được thành lập nhận học viên có Chứng Chỉ lớp 12 trở lên, đào tạo trong hai năm. Cả hai trường cùng hoạt động và sử dụng chung khuôn viên của trường SP cũ, nhưng vẫn mang tên là Trường Trung Học Sư Phạm. Hai hệ đào tạo Cao Đẳng và Trung Học hoạt động song song với nhau.
  • Đến năm 1995, thì hệ đào tạo Trung học chấm dứt. Chỉ còn lại một hệ đào tạo duy nhất là hệ Cao Đẳng. Kể từ năm 1995 Trường chính thức mang tên Trường Cao Đẳng Sư Phạm Vĩnh Long đến nay.

Kính thưa Quí Thầy Cô, Cựu Giáo Sinh Sư Phạm Vĩnh Long, trong bài viết trên đây nếu có gì sai sót, kính mong Quý Thầy Cô và Các Cựu Giáo Sinh sửa chữa và bổ sung thêm

Kính chào
Huỳnh Hữu Đức
CGS khoá 8 NK 69-71

Bài sưu tầm trên trang tongphuochiep.info
Đến năm 1972
Đến khóa 12 tức là năm 1973 xin đính chính cùng anh Đức
 

Bổ sung thêm về lịch sử của trường trích lại trong email của thầy Phan Thanh Phú hiện đang là Giảng viên - CĐSP Vĩnh Long

Năm 1982 tôi về Trung học Sư phạm Vĩnh Long. Lúc đó trường CĐSP đã dời từ Tiểu chủng viện về chỗ Dòng Nữ Tu Thánh Phao Lô ở đường Phạm Thái Bường. THSP thì ở 75 Nguyễn Huệ (trường Sư phạm cũ). Giáo viên thì có qua lại công tác chứ hai trường là hai đơn vị riêng.

Trường Sư phạm sau năm 1975 bị trưng dụng làm trường Thiếu Sinh Quân đến năm 1977 trường TSQ dời về Long Hồ trả cơ sở thành lập lại trường Trung học Sư phạm Cửu Long (đào tạo giáo viên Tiểu học - hồi đó gọi là cấp 1). Bộ Giáo dục mượn trường Thực hành Sư Phạm và khu Ký túc xá B (cạnh sân vận động) Thành lập trường Lương thực - thực phẩm 3.

Đến năm 1990 (trước khi tách tỉnh Cửu Long thành Vĩnh Long và Trà Vinh) trường Trung học Sư phạm Mẫu giáo Cửu Long ở Thị xã Trà Vinh được xáp nhập với THSP (chuyển từ Trà Vinh về Vĩnh Long). Từ đó trường đào tạo 2 hệ Cấp 1 và Mầm non.

Đến năm 1992, sau nhiều lần khiếu nại đòi lại cơ sở vật chất, Bộ giáo dục trả lại cơ sở Lương thực - thực phẩm cho Trung học SP. (trở lại như xưa) Cũng năm đó, trường xin thành lập lại trường Tiểu học Sư phạm Thực hành (cơ sở trường thực hành SP cũ).

Năm 1995, Bộ cho xây thêm hai dãy lớp học 5phòng x 3 và 4 phòng x3. Chưa xây xong thì Bộ ra quyết định nhập trường CĐSP vào THSP và lấy tên là CĐSP. (hai trường chung Ban Giám hiệu nhưng cơ sở ở hai nơi)

Năm 1996, Trường CĐSP dời toàn bộ về 75 Nguyễn Huệ và từ đó đến nay đào tạo chính qui hệ Cao Đẳng Trung học cơ sở (ra trường dạy cấp 2), Cao đẳng Tiểu học (ra trường dạy cấp 1 và Trung cấp Mầm non (ra trường dạy mẫu giáo).

Từ năm 2008, trường mở thêm hệ CĐ Ngoài sư phạm (các lớp Việt Nam học, Thư ký văn phòng, Quản trị văn phòng, Tiếng anh Thương mại du lịch...) đồng thời hợp tác với Đại học Sư phạm 1 Hà Nội và Đại học Đồng Tháp mở thêm các lớp liên thông Đại học (nâng cấp giáo viên cấp 2 lên cử nhân Đại học để dạy cấp 3 - Phổ thông Trung Học).



Những vị Hiệu Trưởng từ năm 1958 - 1975.

. Ông Bửu Trí
. Ông Lâm Phi Điểu
. Ông Phan Công Minh
. Ông Nguyễn Văn Lượm

Khoá Một :1958-1959
Lớp một sư phạm đầu tiên được khai giảng vào tháng 8/1958 có khoảng 50 giáo sinh, và được học tại Phòng Khánh Tiết Trường Nguyễn Thông (lúc bấy giờ chưa đổi tên Tống Phước Hiệp).

Hiệu Trưởng:

. Ông Lý Chánh Đức.

Các Giảng Viên gồm có:

. Ông Trần Văn Xường
. Ông Phan Văn Diệp
. Ông Phạm Văn Tệt
. Ông Nguyễn Văn Điếu
. Ông Nguyễn Ngọc Trạch
. Ông Hồ Văn Trai
. Ông Lê Văn Sĩ

Khoá Hai :1959-1960

Lớp một sư phạm khoá 2 cũng được học tại Phòng Khánh Tiết Trường Nguyễn Thông ( chưa đổi tên Tống Phước Hiệp).

Khoá Ba: 1960-1961
Năm này thì trường đổi về địa điểm chính thức Trường Sư Phạm Vĩnh Long toạ lạc tại đường Nguyễn Huệ.

Hiệu Trưởng:
. Ông Bửu Trí

Giám Học:
. Ông Đinh Xuân Thọ

Năm 1961-1962 Lớp cấp tốc được tăng lên 4 lớp, lớp bổ túc cũng được 4 lớp.
Muốn thi vào lớp giáo học bổ túc, thí sinh cần phải có Tú Tài I trở lên. Chương trình học gồn hai năm. Ban Giảng Huấn gồm có:

. Ông Võ Thành Châu
. Ông Đặng Ngọc Diệp
. Ông Phan Văn Diệp
. Ông Nguyễn Văn Điếu
. Ông Lê Văn Hoà
. Ông Châu Kim Đính
. Ông Nguyễn Quốc Hùng
. Cô Phan Kiêm Loan
. Ông Võ Hoà Hài
. Ông Nguyễn Triết Lý
. Ông Nguyễn Trí Năng
. Ông Phan Đình Ngẫu
. Ông Nguyễn Tử Quý
. Ông Dương Văn Tường
. Ông Trần Viết Sáu
. Ông Đinh Văn Thiệt
. Ông Forest Gerb, người Mỹ phụ trách môn Anh Văn.
theo thầy Nguyễn Thành Sơn
Bài sưu tầm trên trang tongphuochiep.info
Theo đại sư tỷ LINDA LE khóa 3 - 1964- 1966

1964 - 1965 Hiệu trưởng là thầy TRAN NGOC THAI sau đổi về đại học Cần Thơ ,

Niên khóa 1965 - 1966 mới đến thầy Lâm Phi Điểu

Thầy Thai đang ở Mỹ và bị bệnh ung thư ruột.
Và quí thầy
Vo Huu Le :day Phap Van
Trinh Van Muoi Hai: quan tri hoc duong
Pham Kieu Tung: Triet
Cao Minh Khai: Toi quen mat thay day mon gi
________________

Theo đại sư huynh Nguyễn Văn Biên học trường SPVL khóa 3 lớp 1B rồi 2B .Lúc đó Hiệu Trưởng là thầy Trần Ngọc Thái sau đó là thầy Lâm Phi Điểu về thay .
Hình như về nhân sự của trường còn có vợ chồng Thầy Thành và cô Sanh dạy môn GD.Cộng Đồng K3 ....Thầy giám thị Lương Văn Hai rất hiền,dễ giận !
BAN GIÁO SƯ TRƯỜNG SƯ PHẠM NĂM CUỐI đến ngày 30.4.1975

Hiệu Trưởng : Ông Nguyễn Văn Lượm

Điện thoại số: 070 3892573 Email: nv.Luom@yahoo.com.vn
Giám Học : Ông Phạm Nghi Quang ( hiện ở Úc Châu)
Tổng Giám Thi : Ông Hà Phước Thảo ( hiện ở Đức)
Email: haphuocthao@hotmail.com
Trường Sư Phạm Thực Hành:

Hiệu Trưởng : Ông Lâm Tấn Phát (đã qui Tiên)
Ban giáo sư:

  • Ông Huỳnh Văn Chất , nhà ở phía sau Chùa Phước Hải, Cầu Lầu đi hướng vào Cầu Ông Me , đi đường nhỏ xuống mé sông, điện thoại : 070 3821208
  • Bà Nguyễn Thị Trà Mi, kiêm nhiệm quản thủ Thư Viện, chồng làm Giám Đốc Thư Viện.
  • GS Hứa Hoành ( đã mất)
  • Ông Lê Tương Ứng, nhà dưới đầu cầu Tân Hữu, Thành Phố Vĩnh Long, Email: tanhuuvinhlong@yahoo.com.vn
  • Ông Trương Phước Đức kiêm Giáo sư Anh Văn tại Viện Đại Học Hoà Hảo, An Giang (Long Xuyên).
  • Ông Hoàng "Biên Hòa" (đã sống ở Pháp)
  • Ông Phạm Nghi Quang
  • Ông Nguyễn Văn An
  • Ông Tâm (cộng đồng)
  • Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thành "ốm" (mới qui Tiên năm 2.010)
  • Ông Trần Khải Sơ ( thể dục)
  • Ông Nguyển Thành Tám ( Học liệu. Nguyên Phó Giám Hiệu Trường Cao Đẳng Sư Phạm Vĩnh Long, Hội trưởng Hội Cựu Giáo Sư Sư Phạm, VP tại Sở Giáo Dục, ngang Siêu Thị Vĩnh Long), nhà tại dốc cầu Khưu Văn Ba ( nay là cầu Thái Bường) dời nhà về ngang ´"Trường Chuyên" Nguyễn Bỉnh Khiêm.
    theo thầy Hà Phước Thảo


Trích tài liệu về ngân sách giáo dục 60-61 mà suphamvinhlong sưu tầm được
...................................................................
VI. Công tác đang thực hiện (trong niên khóa 1960-61)

A. Với ngân sách ngoại viện
1) 525 lớp Tiểu học cho các trường ở nông thôn.

2) 60 lớp Trung học và 14 phòng thí nghiêm.
Không kể ngân khoản dự trù để mua sắm vật liệu và dụng cụ Khoa học, Tổng số kinh phí cho chương trình mở mang ngảnh Trung học lên tới 13.752.000$.

3) Trường Bách công.
- tại Vĩnh Long.....21.677.700$
- tại Quy Nhơn.....22.589.307$
- tại Đà Nẵng.......20.574.600$

4) Ngành Sư phạm.
 
- Trường Sư phạm Vĩnh Long 18.019.000$
- Trường Sư phạm Quy Nhơn 19.389.199$
- Trường Tiểu học Sư phạm thực hành Saigon 4.873.400$
- Trường Đại học Sư phạm và trường Trung học Sư phạm thực hành tại Saigon 35.406.600$
...............................................................................





Mời thầy cô và quý bạn nghe bài Mong ước kỹ niệm xưa
của Nguyễn Xuân Phương - Phương Vy trình bài




Sư phạm Vĩnh Long năm 1963



Sư phạm Vĩnh Long năm 1995



Chợ Vĩnh Long ngày nay




Ngã ba Cần Thơ





Cầu Lộ còn nhiều chút để nhớ




Nhà thờ lớn Vĩnh Long




2 dãy lớp học mới của trường SĐSPVL (hình của
thầy Phan Thanh Phú)
Thttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjs9hHlzVjxeovrm7SFroSAj39Cps6rtNPg13e6mgVdtGysYu_CrsKqXwVlVPtWAlfYzcYsmQFI2CBIOqdJY4r8KO-Zu6yZlgJovjqbvJn5LuwTqV5MBkXoofHObRi46p7hL3kEffOU-m04/


Thầy Lượm và sư phạm Sàigon 2010






Thầy Lượm và cô
Vị Hiệu trưởng cuối cùng của trường SPQGVL
Hình của đồng môn sư phạm Sài Gòn 2009
http://suphamsaigon.webs.com